Mời Hội viên và bà con xem Video "60 NĂM ĐẤT VÀ NGƯỜI AN BÌNH" như dưới đây.
Trang thông tin chính thức các hoạt động của Hội đồng hương An Bình tại Tp Hồ Chí Minh
Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015
60 NĂM ĐẤT VÀ NGƯỜI AN BÌNH
.
Mời Hội viên và bà con xem Video "60 NĂM ĐẤT VÀ NGƯỜI AN BÌNH" như dưới đây.
Mời Hội viên và bà con xem Video "60 NĂM ĐẤT VÀ NGƯỜI AN BÌNH" như dưới đây.
Thứ Ba, 10 tháng 11, 2015
CHỬI MẤT GÀ
Chập tối, cả làng vừa tầm xong bữa. Vào dịp nông nhàn, việc đồng áng chả còn gì nhiều, cứ chạng vạng là người ta sắp mâm đặt đầu hè, tận dụng vài tia sáng chiều còn sót lại đủ nhìn thấy nồi cơm, đĩa cà, bát canh, chén nước mắm, để mà vừa tối hẳn cũng là lúc xong bữa. Thế nên chẳng tốn đồng dầu hỏa cho thắp đèn bữa chiều. Thời buổi nghèo khó, tiết kiệm đồng nào hay đồng nấy…
Bên bà Toản hàng xóm, chủ nhà đang ngồi xỉa răng, uống nước, bỗng nghe tiếng bà Bi the thé cất lên phá tan cảnh yên bình thôn dã..
- Bớ làng trên xóm dưới, bên xuôi bên ngược, bên trước bên sau ! Tôi có con gà mái ghẹ, ai kẻ nỡ bắt, thì cho tôi xin, nếu không thả nó ra, thì tôi chửi lên cho mà nghe đấ..ấy… !
Nhà bà Bi mất gà à ? Chả biết là có người ăn cắp, hay là đương lúc đói kém nó chạy đi đâu xa kiếm ăn rồi quên đường về, ngủ hang, ngủ hốc, ngủ bờ, ngủ bụi chỗ nào cũng nên. "Một mất mười ngờ" mà. Dân Việt chúng cứ hay là đa nghi lắm, nó đi vào máu thịt người ta hàng nghìn năm rồi.
Phía Đông trăng đã ló. Hôm nay “mười Bảy sảy giường chiếu”. Thôn quê có lệ, xong bữa, xỉa răng, uống nước, giũ chiếu là đi nằm.
Được một chốc, tiếng chửi lại vang lên. Chắc không ai “nỡ”, nên bà Bi chuyển tông giọng:
- Bố cái thằng chết đâm, mẹ cái con chết xỉa ! Mày day tay mặt, mày đặt tay trái, nỡ ăn cắp của bà đây con gà…à...
Vẫn yên ắng ngoài tiếng độc thoại. Cả cóc nhái cũng im tiếng. Chả ai dại mà ló mặt ra với thằng điên là một, mụ chửi là hai. "Đầu không phải, phải tai". Chỉ xào xạc cành tre đu đưa cọ vào mái tranh đầu hồi.
- Này, bà bảo cho chúng mày biết: Thằng đứng chiếu ngang, thằng sang chiếu dọc, thằng đọc văn tế, thằng bế cái hài, thằng nhai thủ lợn… Nó ở nhà bà là con gà vàng, gà ngọc. Nó bị bắt trộm về nhà mày thì thành con cú, con cáo, là con đành hanh mỏ đỏ, nó mổ mắt, xé xác ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái nhà mày đây… ây… ấy !
Bà Toản cảm thấy rát tai, vỗ đét vào đít, lẩm bẩm “Cái con mẹ này nó cứ chõ mồm về nhà mình là làm sao !”. Ông Toản đằng hắng mắng lại “Thì người ta mất, người ta chửi cái người bắt trộm. Hà cớ gì đến nhà mình mà bà…”. “Rưng mà điên tiết lắm. Ngứa cả l….”. "Bà tục quá ! Có ngứa thì tôi gãi cho...".
Lũ trẻ thấy có chuyện, kéo nhau đến xem đã thành nhóm gần chục đứa. Chúng thập thò đầu ngõ, to nhỏ thì thầm:
- Tao thấy lúc tối vẫn còn mà…
- Có khi bị cáo bắt ăn rồi cũng nên…
- Hay, có thằng nào trót... Khai ra mau ! Một thằng chỉ tay vào đám bạn.
- Hôm trước bà Đỏ chửi 3 ngày rồi thấy đấy…
Cũng chẳng ông già, bà trẻ nào lên tiếng. Thói đời, chửi nhau là phải có người để chửi, chứ mấy ai chửi một mình, không chừng tai liền miệng, mình chửi mình nghe. Giá như có con chó nó gâu gâu với bà thì cũng đỡ tức. Đằng này chỉ toàn màn độc diễn mình bà. Cơn điên ở đâu ập tới, tức tốc bà vén váy lên, bà kên chân trước, bà bước chân sau mà chu choa lên:
- Bớ cái thằng chết trôi, cái con chết chìm, mày ăn gà của bà mày nghẹn cổ, mày không dám ra đây a…à. Mày mà ra đây thì bà nhét máu hòn, máu cục, máu nề, máu tháng vào mồm mày ây…ấy ! Đây n...à...y !
Một tay chống nạnh, tay kia bà xỉa lên giời theo bước chân nhún nhún. Vạt váy đen tung lên kéo ánh trăng suông loang loáng chiếu vào hai bắp vế trắng ơn ởn. Đám trẻ nấp đầu ngõ được phen mãn nhãn, cười khúc khích. Mặc kệ ! Đương cơn say, nên bà cũng chẳng cần ý tứ nữa. Bà cứ tung hê cái của bà lên cho đứa bắt trộm chúng ăn, chúng nghẹn, chúng chết.
- Mày đui, mày què thì mày ra giữa đường, mày nằm ngửa ra, cho ông đi qua, cho bà đi lại, người ta ỉa vào mồm cho mà ăn nhá..á...á !
Trăng đã vượt 2 con sào. Sao trên trời chi chít. Màn sương đã buông lành lạnh. Tiếng côn trùng vẫn bặt. Cành tre vẫn xạc xào cọ vào mái rạ đầu nhà. Bài chửi chừng đến hồi kết.
- Hôm nay bà chửi một bài, ngày mai bà sẽ chửi hai lần liền. Bà chửi cho mày hóa điên, bà rủa suốt tháng liên miên không ngừng. Bây giờ bà mệt quá chừng, bà về cơm nước, nhớ đừng quên nha… Muốn sống thì thả gà ra, lạy bà hai lạy, bà tha cho may...ày.
Tiếng bà Bi ho rũ rượi một chập, rồi yên hẳn.
Trên trời cao, chị Hằng như nheo mắt nhìn xuống thế gian mỉm cười...
Đã hơn năm chục năm trôi qua, dù không còn nhớ được nguyên vẹn, nhưng tôi vẫn mồn một bài chửi mất gà mỗi khi hồi tưởng về tuổi thơ làng quê những năm ấy…
Bên bà Toản hàng xóm, chủ nhà đang ngồi xỉa răng, uống nước, bỗng nghe tiếng bà Bi the thé cất lên phá tan cảnh yên bình thôn dã..
- Bớ làng trên xóm dưới, bên xuôi bên ngược, bên trước bên sau ! Tôi có con gà mái ghẹ, ai kẻ nỡ bắt, thì cho tôi xin, nếu không thả nó ra, thì tôi chửi lên cho mà nghe đấ..ấy… !
Nhà bà Bi mất gà à ? Chả biết là có người ăn cắp, hay là đương lúc đói kém nó chạy đi đâu xa kiếm ăn rồi quên đường về, ngủ hang, ngủ hốc, ngủ bờ, ngủ bụi chỗ nào cũng nên. "Một mất mười ngờ" mà. Dân Việt chúng cứ hay là đa nghi lắm, nó đi vào máu thịt người ta hàng nghìn năm rồi.
Phía Đông trăng đã ló. Hôm nay “mười Bảy sảy giường chiếu”. Thôn quê có lệ, xong bữa, xỉa răng, uống nước, giũ chiếu là đi nằm.
Được một chốc, tiếng chửi lại vang lên. Chắc không ai “nỡ”, nên bà Bi chuyển tông giọng:
- Bố cái thằng chết đâm, mẹ cái con chết xỉa ! Mày day tay mặt, mày đặt tay trái, nỡ ăn cắp của bà đây con gà…à...
Vẫn yên ắng ngoài tiếng độc thoại. Cả cóc nhái cũng im tiếng. Chả ai dại mà ló mặt ra với thằng điên là một, mụ chửi là hai. "Đầu không phải, phải tai". Chỉ xào xạc cành tre đu đưa cọ vào mái tranh đầu hồi.
- Này, bà bảo cho chúng mày biết: Thằng đứng chiếu ngang, thằng sang chiếu dọc, thằng đọc văn tế, thằng bế cái hài, thằng nhai thủ lợn… Nó ở nhà bà là con gà vàng, gà ngọc. Nó bị bắt trộm về nhà mày thì thành con cú, con cáo, là con đành hanh mỏ đỏ, nó mổ mắt, xé xác ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái nhà mày đây… ây… ấy !
Bà Toản cảm thấy rát tai, vỗ đét vào đít, lẩm bẩm “Cái con mẹ này nó cứ chõ mồm về nhà mình là làm sao !”. Ông Toản đằng hắng mắng lại “Thì người ta mất, người ta chửi cái người bắt trộm. Hà cớ gì đến nhà mình mà bà…”. “Rưng mà điên tiết lắm. Ngứa cả l….”. "Bà tục quá ! Có ngứa thì tôi gãi cho...".
Lũ trẻ thấy có chuyện, kéo nhau đến xem đã thành nhóm gần chục đứa. Chúng thập thò đầu ngõ, to nhỏ thì thầm:
- Tao thấy lúc tối vẫn còn mà…
- Có khi bị cáo bắt ăn rồi cũng nên…
- Hay, có thằng nào trót... Khai ra mau ! Một thằng chỉ tay vào đám bạn.
- Hôm trước bà Đỏ chửi 3 ngày rồi thấy đấy…
Cũng chẳng ông già, bà trẻ nào lên tiếng. Thói đời, chửi nhau là phải có người để chửi, chứ mấy ai chửi một mình, không chừng tai liền miệng, mình chửi mình nghe. Giá như có con chó nó gâu gâu với bà thì cũng đỡ tức. Đằng này chỉ toàn màn độc diễn mình bà. Cơn điên ở đâu ập tới, tức tốc bà vén váy lên, bà kên chân trước, bà bước chân sau mà chu choa lên:
- Bớ cái thằng chết trôi, cái con chết chìm, mày ăn gà của bà mày nghẹn cổ, mày không dám ra đây a…à. Mày mà ra đây thì bà nhét máu hòn, máu cục, máu nề, máu tháng vào mồm mày ây…ấy ! Đây n...à...y !
Một tay chống nạnh, tay kia bà xỉa lên giời theo bước chân nhún nhún. Vạt váy đen tung lên kéo ánh trăng suông loang loáng chiếu vào hai bắp vế trắng ơn ởn. Đám trẻ nấp đầu ngõ được phen mãn nhãn, cười khúc khích. Mặc kệ ! Đương cơn say, nên bà cũng chẳng cần ý tứ nữa. Bà cứ tung hê cái của bà lên cho đứa bắt trộm chúng ăn, chúng nghẹn, chúng chết.
- Mày đui, mày què thì mày ra giữa đường, mày nằm ngửa ra, cho ông đi qua, cho bà đi lại, người ta ỉa vào mồm cho mà ăn nhá..á...á !
Trăng đã vượt 2 con sào. Sao trên trời chi chít. Màn sương đã buông lành lạnh. Tiếng côn trùng vẫn bặt. Cành tre vẫn xạc xào cọ vào mái rạ đầu nhà. Bài chửi chừng đến hồi kết.
- Hôm nay bà chửi một bài, ngày mai bà sẽ chửi hai lần liền. Bà chửi cho mày hóa điên, bà rủa suốt tháng liên miên không ngừng. Bây giờ bà mệt quá chừng, bà về cơm nước, nhớ đừng quên nha… Muốn sống thì thả gà ra, lạy bà hai lạy, bà tha cho may...ày.
Tiếng bà Bi ho rũ rượi một chập, rồi yên hẳn.
Trên trời cao, chị Hằng như nheo mắt nhìn xuống thế gian mỉm cười...
Đã hơn năm chục năm trôi qua, dù không còn nhớ được nguyên vẹn, nhưng tôi vẫn mồn một bài chửi mất gà mỗi khi hồi tưởng về tuổi thơ làng quê những năm ấy…
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)