Vị trí địa lý, diện tích và dân số
Vị trí địa lý: -Tiếp giáp Thành phố Thái bình về phía Đông và Đông nam.
-Thị trấn Trung tâm Thanh Nê nằm trên trục tỉnh lộ 39B.
-Tổng diện tích: 213,300 km2, trong đó có 14,059 ha đất nông nghiệp.
-Dân số: 240.000 người,trong đó 117.500 người trong độ tuổi lao động.
Lịch sử phát triển
Huyện Kiến xương ngày nay, vào thời nhà Trần và thời thuộc Minh có tên gọi là Chân Lợi, đến thời nhà Lê đổi thành Chân Định, thời nhà Nguyễn đổi thành Trực Định thuộc phủ Kiến Xương, tỉnh Nam Định. Năm 1893, phủ Kiến Xương gồm các huyện Trực Định, Vũ Tiên, Thư Trì, Tiền Hải, được cắt về tỉnh Thái Bình; phủ lỵ Kiến xương trở thành tỉnh lỵ Thái Bình; Trực Định lúc này được gọi là phủ Kiến Xương (nhưng về hành chính thì vẫn ngang với cấp huyện), phủ lỵ đóng tại Động Trung (Phủ Sóc, nay là xã Vũ Quý. Ngày nay Kiến Xương tiếp giáp với Thành phố Thái Bình về phía đông và như được chia ra làm 4 phần bởi 2 tuyến tỉnh lộ cắt vuông góc với nhau, là đường 222 và đường 39B (đường đi KCN Tiền Hải, nay đang nâng cấp thành quốc lộ). Nơi ngã tư đường này là Thị trấn Thanh Nê, trung tâm huyện lỵ Kiến Xương, cách Thành phố Thái Bình 14km.
Theo các nhà khoa học, đất Kiến Xương ngày nay được hình thành sau một số nơi khác của tỉnh Thái Bình, vì thế người dân tụ cư ở đây muộn hơn.
Song nơi đây lại là vùng đất tốt, giao thông thuỷ bộ đều thuận tiện nên đó là nơi của nhiều dòng họ lớn từ khắp nơi về khai phá. Ngày nay Kiến xương được coi là vùng đất giầu truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước và cách mạng của tỉnh Thái Bình. Những tên đất, tên làng, đình chùa, đền miếu, các làng nghề truyền thống được các thế hệ người Kiến Xương kế tiếp nhau xây dựng và phát triển. Khó khăn, gian lao, vất vả hun đúc nên tính cách người Kiến Xương giàu lòng nhân ái, cần cù , thẳng thắn, sáng tạo, quyết tâm vượt khó. Nơi đây là quê hương của một số tên tuổi lớn như tiến sỹ Trương Đăng Quỹ, lãnh tụ nông dân Phan Bá Vành, hoàng giáp đình nguyên Ngô Quang Bích, văn thân yêu nước Nguyễn Mậu Kiến; có các bậc tiền bối hoạt động từ trước khi thành lập Đảng cộng sản (trước năm 1930) như Nguyễn Công Thu, Nguyễn Danh Đới, Vũ Trọng, Phạm Quang Lịch; có các anh hùng thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ như Nguyễn Thị Chiến, Phạm Tuân... Kiến Xương cũng là đất có truyền thống văn hoá lâu đời. Ngày nay Ở đây còn 107 làng cổ; có 52 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng và đăng ký bảo quản, có 13 di tích được xếp hạng quốc gia; hàng năm có 30 hội làng, xã, trong đó có 5 lễ hội mang tính khu vực là Hội đền Đồng Xâm, hội làng Lại Trì, hội đền Vua Rộc, hội đền Mộ Đạo, hội đền Luật Nội, Luật Ngoại. Đặc biệt ở Kiến Xương còn lưu giữ được nhiều nghề thủ công truyền thống nồi tiếng như: Nghề chạm bạc Đồng Xâm (có từ thế kỷ 15); nghề dệt đũi Nam Cao ( hình thành cách đây 400 năm); nghề dệt chiếu cói ở Quang Lịch; đan mây tre Thượng Hiền; cơ khí, rèn Vũ Quý
-Thị trấn Trung tâm Thanh Nê nằm trên trục tỉnh lộ 39B.
-Tổng diện tích: 213,300 km2, trong đó có 14,059 ha đất nông nghiệp.
-Dân số: 240.000 người,trong đó 117.500 người trong độ tuổi lao động.
Lịch sử phát triển
Huyện Kiến xương ngày nay, vào thời nhà Trần và thời thuộc Minh có tên gọi là Chân Lợi, đến thời nhà Lê đổi thành Chân Định, thời nhà Nguyễn đổi thành Trực Định thuộc phủ Kiến Xương, tỉnh Nam Định. Năm 1893, phủ Kiến Xương gồm các huyện Trực Định, Vũ Tiên, Thư Trì, Tiền Hải, được cắt về tỉnh Thái Bình; phủ lỵ Kiến xương trở thành tỉnh lỵ Thái Bình; Trực Định lúc này được gọi là phủ Kiến Xương (nhưng về hành chính thì vẫn ngang với cấp huyện), phủ lỵ đóng tại Động Trung (Phủ Sóc, nay là xã Vũ Quý. Ngày nay Kiến Xương tiếp giáp với Thành phố Thái Bình về phía đông và như được chia ra làm 4 phần bởi 2 tuyến tỉnh lộ cắt vuông góc với nhau, là đường 222 và đường 39B (đường đi KCN Tiền Hải, nay đang nâng cấp thành quốc lộ). Nơi ngã tư đường này là Thị trấn Thanh Nê, trung tâm huyện lỵ Kiến Xương, cách Thành phố Thái Bình 14km.
Theo các nhà khoa học, đất Kiến Xương ngày nay được hình thành sau một số nơi khác của tỉnh Thái Bình, vì thế người dân tụ cư ở đây muộn hơn.
Song nơi đây lại là vùng đất tốt, giao thông thuỷ bộ đều thuận tiện nên đó là nơi của nhiều dòng họ lớn từ khắp nơi về khai phá. Ngày nay Kiến xương được coi là vùng đất giầu truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước và cách mạng của tỉnh Thái Bình. Những tên đất, tên làng, đình chùa, đền miếu, các làng nghề truyền thống được các thế hệ người Kiến Xương kế tiếp nhau xây dựng và phát triển. Khó khăn, gian lao, vất vả hun đúc nên tính cách người Kiến Xương giàu lòng nhân ái, cần cù , thẳng thắn, sáng tạo, quyết tâm vượt khó. Nơi đây là quê hương của một số tên tuổi lớn như tiến sỹ Trương Đăng Quỹ, lãnh tụ nông dân Phan Bá Vành, hoàng giáp đình nguyên Ngô Quang Bích, văn thân yêu nước Nguyễn Mậu Kiến; có các bậc tiền bối hoạt động từ trước khi thành lập Đảng cộng sản (trước năm 1930) như Nguyễn Công Thu, Nguyễn Danh Đới, Vũ Trọng, Phạm Quang Lịch; có các anh hùng thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ như Nguyễn Thị Chiến, Phạm Tuân... Kiến Xương cũng là đất có truyền thống văn hoá lâu đời. Ngày nay Ở đây còn 107 làng cổ; có 52 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng và đăng ký bảo quản, có 13 di tích được xếp hạng quốc gia; hàng năm có 30 hội làng, xã, trong đó có 5 lễ hội mang tính khu vực là Hội đền Đồng Xâm, hội làng Lại Trì, hội đền Vua Rộc, hội đền Mộ Đạo, hội đền Luật Nội, Luật Ngoại. Đặc biệt ở Kiến Xương còn lưu giữ được nhiều nghề thủ công truyền thống nồi tiếng như: Nghề chạm bạc Đồng Xâm (có từ thế kỷ 15); nghề dệt đũi Nam Cao ( hình thành cách đây 400 năm); nghề dệt chiếu cói ở Quang Lịch; đan mây tre Thượng Hiền; cơ khí, rèn Vũ Quý
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét