LÀNG BÌNH TRẬT
Đình Cả trong con mắt trẻ thơ chúng tôi ngày ấy to lớn, thiêng liêng là vậy, bây giờ lặng yên, an phận, cổng đóng, then cài. Mái ngói, rêu phong, những đầu rồng, miệng hổ, các họa tiết, hoa văn khắc chìm, khắc nổi trên các vì kèo, các cây đà ngang, đà dọc bằng gỗ Lim, những hoành phi, câu đối bằng gỗ Vàng Tâm, những cột gỗ Lim rỗng ruột, cỡ 2 đưa trẻ vòng tay ôm,.. nay còn không !
Tương truyền rằng, 5 gian đình là do 5 tốp thợ từ các nơi thực hiện. Khi làm, họ che bạt kín để không cho các tổ bạn nhòm ngó. Tuy khác nhau về cảnh trí, họa tiết, tựu trung, vẫn rất nhiều đường nét tương tự nhau, chứng tỏ một trình độ điêu khắc chung thời đó.
Xét về lịch sử, khu đất thuộc Kỳ Bá Hải Khẩu ngày xưa (Phường Kỳ Bá bây giờ) là nơi tổ tiên làng Bình Trật ở. Quá trình điều tra cho thấy, tổ tiên làng Bình Trật là thuộc khu ven rừng già huyện Bố Trạch, Quảng Bình. Đầu thế kỷ thứ XVI, một số cụ ra khai hoang lập ấp ở làng Phú Nhai, tổng Nguyệt Lũ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
Tổng Nguyệt Lũ lúc đó có 10 làng thì làng Phú Nhai ở giữa. Vào khỏang đầu thế kỷ XVIII, các cụ các tộc họ Bình Trật lại sang Thái Bình.
Vượt Hồng Hà được sang đất Thái,
Lập nên làng Vân Động ngày xưa.
Sau đó 1 số bộ phận từ Vân Động đi xuống lập nên làng Bình Trật ngày nay. Như vậy, tổ tiên làng Bình Trật thì có nguồn:
- Từ Quảng Bình ra;
- Từ Nam Định sang;
- Từ Vân Động (Thái Bình về);
- Từ Bình Trật, Kiến Xương, Thái Bình.
Tổng đốc Ngô Di Định lập ra tỉnh Thái Bình.
Nguyệt Lũ 10 làng, Nhai ở giữa,
Hội Khê 10 xã, Trật ra ngòai.
10 làng là Đồng Mây, Đông Chú, Tống Vân, Tống Vũ, Hội Khê, Thượng Cầu, Man Đích, Chi Lễ, Trình Hòang, Bình Trật.
Nhai là Phú Nhai; Trật là Bình Trật, là vậy.
Nhai là Phú Nhai; Trật là Bình Trật, là vậy.
Làng Bình Trật có 9 cây đa, 9 cây đề, 9 cây gạo và 9 cái giếng.
9 Cây Đa là
1) Cây Đa Hàng Tiềm;
2) Cây Đa Vòng Đông Hàng ông Nùng;
3) Cây Đa ngõ ông Chợ;
4) Cây Đa Đình Đông (Chỗ Quỳnh bà Quế ngã chết);
5) Cây Đa Chùa Đòai;
6) Cây Đa hàng ông Sửu;
7) Cây Đa sau chùa Trên;
8) Cây Đa cây Cầu Đá;
9) Cây Đa gốc Gội.
9 cây đề:
1) Cây Đề ngõ ông Áp (bố ông Thập);
2) Cây đề ngõ ông Khát;
3) Cây đề ngõ ông Cửu Giác (bô ông Sự);
4) Cây đề Chợ Cũ ngày xưa;
5) Cây đề gần Miếu Bà Cô (ở Đình Cả bây giờ);
6) Cây đề đường Cung Nghinh cũ;
7) Cây Đề sau nhà ông Khát;
8) Cây đề khu Thanh con bà Liệu bây giờ;
9) Cây đề trước cửa ông Biển bán hang bây giờ.
9 cây gạo:
1) Cây gạo vườn cụ Tiền (bố bà Từu);
2) Cây gạo sau đình Cả (Vẫn còn sống);
3) Cây gạo đường Vòng Đao (Đường Cung Nghinh)
4) Cây đề vườn ông Áp ngay xưa;
5) Cây gạo phía bắc anh Lực bây giờ;
6) Cây gạo chợ Bình Trật ngày xưa;
7) Cây gạo ở Quán Đông;
8) Cây Gạo giữa đường nhà ông áp;
9) Cây gạo sau nhà ông Sửu.
9 cái giếng (9 mắt rồng)là:
1) Cái Giếng ao Cụ Tần;
2) Giếng Bàn Lung (sau nhà ông Cương bây giờ);
3) Giếng giữa sân đình Cả;
4) Giếng sau sân đình Cả;
5) Giếng Chuông Chùa Cũ (Bị lấp rồi);
6) Giếng Bà Phù;
7) Giếng Chiêu (trong sân nhà ô Chiêu);
8) Giếng giáp nhà ô Lê (bố ông Quát, ông Biển);
9) Giếng Cụ Tùy trước đây.
Tương truyền:Bình Trật là khu Tứ Xà Giao khẩu (4 con rồng châu đầu vào nhau), về Phong Thủy là rất tốt. Đó là các con rồng:
1) Con thứ 1: Từ Đằng Ngang về Hàm xà (đầu Rồng);
2) Từ Hàng Phản (Bàng Trạch) về Hàm xà;
3) Từ Cầu Chùa Đòai về Hàm Xà;
4) Từ Đường Cung Nghinh về Hàm xà
Làng Bình Trật có Đình Cả, Chùa Đình Cả, có Đình Đông, hiện vật vẫn còn đấy.
Đình Cả có ông Chuyên trông nom; Chùa Đình Cả có vợ chồng ông Châu (ông Châu Chùa) coi; Đình Đông có ông Kịch trông nom.
Đình Cả, nhìn từ trong sân Đình: Nét thời gian tàn phá hiện diện khắp nơi.
Sau này, người ta phá vườn Chùa Đình Cả làm sân Hợp tác xã; người ta phá đi những cây Ruối, cây Đa, cây Huyết Dụ,... Chúng tôi nhớ, khi đào các gò trong vườn Chùa, còn bắt được những con cầy hương rất quý, mấy con rắn độc phùng mang phì phì nhát người ta. Dù quý, rốt cuộc vẫn phải vào... nồi cho mấy dân nhậu. Thật đáng tiếc.
Những ngày Rằm, Mùng Một, tháng Bẩy cúng Xá tội vong nhân, nhà Chùa làm Lễ cúng cháo, cúng xôi, cúng oản, cúng hoa quả, bọn trẻ con chầu chực để được chia một phần lấy lộc. Nhiều đứa còn cả gan chui vào gầm bàn thờ lấy trộm đồ cúng.
Đình Đông hiện vẫn còn đấy. Khi chúng tôi vào lớp Một, thì học tại nhà dọc bên tay phải nếu đứng nhìn ra sông.
Đây là nhà dọc Đình Đông, nơi chúng tôi học lớp Một năm 1961.
Những buổi ra chơi, chúng tôi nô đùa ở sân trước cửa Đình, hoặc trên bãi bờ sông Đình Đông. Phía sau Đình Đông có cây Ruối cổ thụ, qua bao ngày tháng, nó già nua, nghiêng hẳn về một bên. Bọn trẻ nô đùa vẫn chạy trèo lên thân cây. Rồi người ta làm một cái nhá vệ sinh bên cạnh, trẻ con ra xú uế làm mất linh thiêng.
Đình Đông vào năm 2012
Đằng sau Đình Đông có một cây Đa thật to. Chúng tôi nhớ, anh em ông Hồi (con Cụ Khát) đánh nhau với anh em ông Cường (con Cụ Lỵ), trèo chạy, đu, nhẩy từ cành nọ sang cành kia, tựa như khỉ. Nhìn mà phát khiếp.
Có dạo, cứ tầm trưa tan học, anh em con ông Sảng lại đón đánh anh em con ông Thiên xóm Đồng. Học trò "Nhất quỷ, nhì ma". Bây giờ, người mất, người còn, phiêu bạt tứ xứ. Chỉ cái hình quê, cái tình quê thì đọng lại mãi mãi.
Sau này, đến đời ông Dậu, ông Rục, ông Rủ, đào con sông chạy dọc xã bây giờ cắt ngang Tứ Xà, từ đó, làng, xã không tiến bộ, mạch phát triển đứt đọan. Nếu thế, quả là sự đáng tiếc !
Ghi theo lời ông Phạm Văn Dậu, hiện 84 tuổi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét